Nhổ Răng Khôn Khi Nào? Những Thông Tin Không Nên Bỏ Qua

Răng khôn (răng số 8) thường mọc lên sau cùng trên cung hàm, dễ bị mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức và ảnh hưởng đến các răng kế cạnh. Vì loại răng này không đóng vai trò ăn nhai hay thẩm mỹ nên có thể nhổ bỏ trong trường hợp cần thiết. Để biết khi nào nên nhổ răng khôn, thực hiện bằng phương pháp nào và có nguy hiểm không, bạn có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây. 

Nhổ răng khôn là gì?

Răng khôn mọc phía trong cùng của hàm, thường xuất hiện khi chúng ta bước vào độ tuổi 17 – 25, có thể sớm hoặc muộn hơn tùy từng trường hợp. Răng khôn số 8 mọc lên sau cùng, khi các răng khác đã phát triển hoàn thiện và lấp đầy khoảng trống nên dễ bị mọc ngầm, mọc lệch, gây đau nhức, ảnh hưởng đến răng kế cạnh.

Thông thường, nếu răng khôn mọc đúng vị trí, không gây đau nhức hay biến chứng nguy hiểm thì không cần nhổ bỏ. Tuy nhiên nếu răng mọc lệch lạc, nghiêng hoặc mọc ngầm, gây ra các vấn đề răng miệng sẽ dễ gây ra các vấn đề răng miệng như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh thân răng, viêm mô tế bào, áp xe răng, u nang,…. Ở tình trạng nhẹ, người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh và nước súc miệng sát trùng. Một số trường hợp dùng thuốc hoặc đã áp dụng các biện pháp khác không hiệu quả sẽ được chỉ định nhổ bỏ răng khôn.

Nhổ răng khôn là thủ thuật loại bỏ một hoặc nhiều răng số 8 nhằm tránh biến chứng, hạn chế tổn thương ở các răng và mô xung quanh răng kế cạnh.

Nhổ răng khôn là thủ thuật loại bỏ một hoặc nhiều răng số 8 nhằm tránh biến chứng
Nhổ răng khôn là thủ thuật loại bỏ một hoặc nhiều răng số 8 nhằm tránh biến chứng

Khi nào nên nhổ răng khôn?

Trên thực tế, không phải tất cả các trường hợp đều cần nhổ bỏ răng số 8. Người bệnh không cần nhổ răng khôn nếu răng khỏe mạnh, phát triển bình thường, mọc đúng vị trí và khớp với răng đối diện.

Ngược lại, những đối tượng nên nhổ răng khôn đó là:

  • Răng số 8 mọc gây đau, nhiễm trùng hoặc u nang lặp đi lặp lại, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và các răng kế cận.
  • Răng khôn mọc lên chưa gây biến chứng nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe hở dễ bị giắt thức ăn, có khả năng tác động xấu đến các răng xung quanh, gây sâu răng.
  • Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ nhưng có hình dạng bất thường, tăng nguy cơ thức ăn, mảng bám tích tụ gây sâu răng, viêm nha chu trong tương lai.
  • Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ trống, không bị xương hay nướu cản trở nhưng không có răng đối diện để ăn khớp khiến răng này mọc trồi dài gây ra nhiều bất tiện trong quá trình ăn uống cũng như có khả năng gây biến chứng.
  • Răng số 8 bị sâu răng, viêm nha chu cần loại bỏ ngay.
Răng số 8 mọc lệch, đâm vào răng kế cạnh cần nhổ bỏ ngay
Răng số 8 mọc lệch, đâm vào răng kế cạnh cần nhổ bỏ ngay

2 phương pháp nhổ răng khôn phổ biến

Hiện nay có 2 phương pháp nhổ răng khôn được áp dụng phổ biến tại các nha khoa đó là nhổ răng truyền thống bằng kìm và nhổ răng công nghệ cao bằng sóng siêu âm Piezotome.

Nhổ răng khôn theo phương pháp truyền thống

Nhổ răng truyền thống thường dùng lực từ kìm hoặc bẩy để vạt nướu, mở ổ răng và tách chân răng ra ngoài. Quá trình nhổ răng khôn lúc này cần khoảng 30 – 40 phút cho 1 răng, tùy vào số lượng răng và mức độ phức tạp của chân răng mà thời gian này có thể được kéo dài hơn.

Ưu điểm của nhổ răng khôn truyền thống là giá rẻ, tiết kiệm chi phí, phù hợp với nhiều khách hàng. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là khách hàng phải há miệng khá lâu, xâm lấn nhiều đến mô mềm. Ngoài ra, người bệnh dễ bị đau nhức, chảy máu kéo dài và có khả năng cao nhiễm trùng.

Nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm Piezotome

Nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm Piezotome khắc phục những nhược điểm của nhổ răng truyền thống, hạn chế đau, ít xâm lấn, thường ứng dụng trong trường hợp nhổ răng khôn mọc ngầm trong xương hàm, răng mọc lệch, răng có nhiều chân hoặc chân răng dạng dùi trống.

Máy Piezotome tích hợp nhiều chế độ, sử dụng đầu khoan chuyên dụng từ 0,2 – 0,5mm tác động lực rung liên tục với biên độ khác nhau lên chân răng, từ đó làm đứt dây chằng và các tổ chức xung quanh giúp bác sĩ loại bỏ răng dễ dàng hơn.

Ưu điểm của phương pháp này là giảm đau nhức và tránh được biến chứng sau nhổ răng, không gây tổn thương đến mô mềm trong miệng. Bên cạnh đó, thời gian thực hiện nhanh chóng, bác sĩ có thể xác định được chính xác vị trí răng cần nhổ và loại bỏ được cùng lúc nhiều răng.

Hạn chế của nhổ răng bằng Piezotome đó là chi phí cao và không thể thực hiện với bệnh nhân đang sử dụng máy tạo nhịp tim.

Nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm Piezotome an toàn, hạn chế xâm lấn
Nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm Piezotome an toàn, hạn chế xâm lấn

Quy trình nhổ răng khôn chuẩn Y khoa

Quy trình nhổ răng khôn chuẩn Y khoa gồm 5 bước như sau:

  • Bước 1 – Thăm khám, xét nghiệm máu: Bệnh nhân được bác sĩ khám tổng quát khoang miệng và chỉ định chụp X-quang nhằm đánh giá chính xác tình trạng răng miệng, vị trí chân răng khôn, tình trạng răng khôn mọc ngầm, mọc lệch để có kế hoạch nhổ răng phù hợp. Ngoài ra, một số xét nghiệm cũng được thực hiện để có thông tin về công thức máu, tình trạng máu đông, có cách xử lý tốt nhất cho bệnh nhân bị cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường,… Lúc này bác sĩ cũng tư vấn về kỹ thuật được ứng dụng và giải đáp tất cả thắc mắc liên quan.
  • Bước 2 – Vệ sinh răng miệng, sát khuẩn: Trước khi bắt đầu nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh sạch khoang miệng, cho người bệnh dùng nước súc miệng để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn, đảm bảo an toàn, tránh nhiễm trùng trong và sau khi tiến hành tiểu phẫu.
  • Bước 3 – Nhổ răng: Bác sĩ tiêm thuốc gây tê cục bộ lên vị trí cần nhổ răng để tránh tình trạng đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân. Tiếp đó, tùy vào phương pháp được lựa chọn và thống nhất từ đầu, bác sĩ có thể dùng kìm, bẩy hoặc máy siêu âm Piezotome để loại bỏ răng khôn ra khỏi hàm. Ở bước này yêu cầu bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cao, tay nghề tốt, tuân thủ đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn tuyệt đối, không gây đau nhức, chảy máu hay biến chứng.
  • Bước 4 – Khâu vết thương: Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ khâu vết thương một cách cẩn thận bằng chỉ nha khoa, ngăn không cho thức ăn thừa, mảng bám, vi khuẩn xâm nhập.
  • Bước 5 – Hướng dẫn chăm sóc răng miệng: Bệnh nhân được kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm giúp giảm các triệu chứng sau phẫu thuật. Ngoài ra, bác sĩ cũng hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà và hẹn lịch khám để theo dõi tình trạng phục hồi của người bệnh, đảm bảo không xuất hiện vấn đề bất thường.

Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Rất nhiều người lo lắng liệu nhổ răng khôn có nguy hiểm không. Thực tế nhổ răng số 8 đúng chuẩn Y khoa, được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, có sự hỗ trợ của thiết bị máy móc hiện đại sẽ không gây nguy hiểm. Đa số người bệnh sẽ bị đau, sưng má, miệng sau khi tiến hành thủ thuật, bạn có thể yên tâm vì tình trạng này chỉ kéo dài  trong vài ngày đầu, sau đó sẽ trở lại bình thường.

Nhổ răng khôn không đúng kỹ thuật có thể gây biến chứng nguy hiểm
Nhổ răng khôn không đúng kỹ thuật có thể gây biến chứng nguy hiểm

Tuy nhiên có không ít trường hợp nhổ răng khôn gặp biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng máu: Đây là hiện tượng đáng lo ngại do bác sĩ không xử lý tốt tổn thương sau nhổ răng. Nếu không được chữa trị, ổ răng dễ nhiễm trùng huyết với những biểu hiện như sốt cao, mạch nhanh, rét run,…
  • Viêm ổ răng: Quá trình nhổ răng khôn nếu không tuân thủ đúng chuẩn Y khoa, bác sĩ không thực hiện đúng kỹ thuật, không vệ sinh, sát khuẩn khoang miệng trước khi tiến hành sẽ gây viêm nhiễm ổ răng, khiến lợi và xương hàm bị sưng đau, có dịch trắng hoặc vàng. Ngoài ra, những trường hợp không chăm sóc hay vệ sinh răng miệng đúng chỉ định sau nhổ răng cũng dễ bị viêm nhiễm.
  • Tổn thương dây thần kinh: Hiện tượng này khá hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra, do trong quá trình nhổ răng, bác sĩ tác động đến một số dây thần kinh liên kết với chân răng. Nếu không cẩn thận người bệnh có thể bị liệt các chi, liệt nửa người hoặc đe dọa tính mạng.

Lưu ý trước và sau khi nhổ răng khôn

Người bệnh nên chú ý đến những vấn đề trước và sau khi nhổ răng khôn để có sự chuẩn bị tốt cho ca tiểu phẫu cũng như đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh biến chứng có thể xảy ra.

Lưu ý trước khi nhổ răng khôn:

  • Bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, trang bị máy móc thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, tuân thủ quy trình đúng chuẩn Y khoa và được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm.
  • Thời điểm thích hợp nhất để nhổ răng là đầu giờ sáng hoặc đầu giờ chiều vì bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để theo dõi những bất thường, kiểm soát sự cần máu sau nhổ răng tại nha khoa.
  • Nên ăn nhẹ trước khi nhổ răng, không nhịn đói để tránh bị tụt huyết áp khi đang tiến thành tiểu phẫu.
  • Tuyệt đối không nhổ răng khôn cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt.
Chọn địa chỉ nhổ răng uy tín, có bác sĩ tay nghề cao
Chọn địa chỉ nhổ răng uy tín, có bác sĩ tay nghề cao

Lưu ý sau khi nhổ răng khôn:

  • Cần cắn chặt miếng bông gòn trong khoảng 30 phút hoặc đến khi ngừng chảy máu nhưng không ngậm bông gạc quá lâu vì chúng sẽ hút chất dịch huyết tương ở vết thương.
  • Có thể chườm đá lạnh bên ngoài má, ngay vị trí nhổ răng nếu bị đau và sưng to.
  • Chỉ dùng thuốc giảm đau, chống viêm khi có chỉ định từ bác sĩ, tuân thủ đúng liều lượng, tuyệt đối không được lạm dụng.
  • Trong khoảng 3 – 5 ngày đầu sau nhổ răng, người bệnh cần ưu tiên ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt, hạn chế thực phẩm dai cứng, cần lực nhai nhiều hay đồ cay, quá nóng hoặc quá lạnh gây kích thích vết thương dẫn đến ê nhức, chảy máu.
  • Sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn sau nhổ răng khoảng 24h, chú ý giữ vệ sinh răng miệng thật sạch, tránh vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm tại vị trí nhổ răng.
  • Tuyệt đối không chạm tay hoặc lưỡi vào ổ nhổ răng nếu không muốn chảy máu nhiều.
  • Không vận động mạnh, nên dành thời gian nghỉ ngơi để vết thương được phục hồi tốt hơn.
  • Sau nhổ răng 24 giờ, người bệnh cũng không nên hút thuốc lá, uống nước ngọt có gas hay đồ uống có cồn.

Nhổ răng khôn là thủ thuật có tính phức tạp, nhất là với những răng có nhiều dây thần kinh bao quanh. Trước khi loại bỏ răng số 8, bạn cần thăm khám kỹ lưỡng, có sự chuẩn bị tốt nhất về thời gian, tinh thần và chi phí, đảm bảo an toàn tuyệt đối và đạt được kết quả cao.

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Trám Răng Là Gì? Quy Trình Và Thông Tin Quan Trọng Cần Chú Ý
Điều Trị Tủy Răng Là Gì? Đối Tượng Và Quy Trình Thực Hiện

Hệ thống cơ sở Dental Academy

Hà nội

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

TP. Hồ CHÍ MINH

359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo