Cạo Vôi Răng Là Gì? Những Thông Tin Bạn Cần Biết

Cạo vôi răng là một phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Cao răng là thức ăn còn sót lại sau bữa ăn trên nướu, ở kẽ răng mà rất khó để dùng chỉ nha khoa và chải sạch. Lâu dần chúng sẽ tích tụ lại và hình thành các mảng bám gây hôi miệng cũng như dẫn tới các bệnh lý không đáng có. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cạo vôi răng cùng những đối tượng nên sử dụng và quy trình cạo vôi răng chuẩn xác nhất.

Lấy cao răng là gì?

Lấy cao răng là quy trình vệ sinh sạch sẽ các mảng bám, vôi trên nướu răng bằng cách sử dụng các thiết bị có độ rung sóng siêu âm để loại bỏ chúng ra ngoài. Nếu  không định kỳ cạo vôi răng, rất có thể sẽ dẫn tới các tình trạng bệnh nguy hiểm khác như viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng. Ngoài ra, các mảng bám có thể gây mủ, phân hủy các mô, răng yếu đi, chân răng lung lay và thậm chí là rụng răng.

Cao răng được hình thành do việc không vệ sinh kỹ càng sau khi ăn uống khiến các vụn thức ăn, các mảng bám xuất hiện ở cổ chân răng hoặc dưới nướu. Cao răng thường có màu vàng nhạt, vàng ở những người thường xuyên hút thuốc. Nếu vô tình chảy máu chân răng và cao răng bị ngấm máu sẽ chuyển sang màu nâu đỏ, đây được gọi là huyết thanh cao răng.

Lấy cao răng là quy trình vệ sinh sạch sẽ các mảng bám, vôi trên nướu răng
Lấy cao răng là quy trình vệ sinh sạch sẽ các mảng bám, vôi trên nướu răng

Phân loại vôi răng

Thông thường, vôi răng sẽ được chia thành 2 loại phổ biến như:

  • Vôi răng nước bọt: Sẽ có màu vàng nhạt, vàng nâu do muối calci trong nước bọt lắng đọng vào mảng bám thức ăn tạo thành. Với vôi răng nước bọt, bạn có thể dễ dàng quan sát chúng bởi nó sẽ bám trên lợi, mặt và kẽ răng.
  • Vôi răng huyết thanh: Loại vôi răng này có màu đen, bám ở dưới lợi và khó có thể nhìn thấy. Tình trạng này thường gặp ở những người bị viêm lợi, khi răng bị chảy máu phần huyết thanh trong máu sẽ dính mảng vôi răng. Đây là lúc mà vi khuẩn trong khoang miệng sẽ tích tụ, phát triển và làm lớp vôi răng ngày càng dày.

Cạo vôi răng có đau không?

Quá trình cạo vôi răng thường sẽ không gây đau nhức, tình trạng ê ẩm sẽ chỉ xảy ra trong lần đầu thực hiện và biến mất sau một vài ngày. Tuy nhiên, tình trạng đau nhức, chảy máu nướu sẽ còn phụ thuộc vào những yếu tố bên dưới đây.

  • Sức khỏe răng miệng: Tình trạng đau nhức thường xuất hiện khi người thực hiện bị viêm lợi, viêm nha chu. Thậm chí có thể gây chảy máu cao nếu các bệnh lý này ở mức nghiêm trọng.
  • Kỹ thuật áp dụng: Kỹ thuật sóng siêu âm hiện nay đang được rất nhiều trung tâm nha khoa áp dụng. Phương pháp này sẽ rút ngắn thời gian thực hiện, tránh được tình trạng đau nhức, ê buốt và an toàn hơn so với bộ dụng cụ cầm tay.
  • Tay nghề của nha sĩ: Đây là một yếu tố quan trọng quyết định kết quả khi cạo vôi răng. Nếu quy trình này được thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ giảm thiểu được tối đó tình trạng đau nhức.

Đối tượng chỉ định và chống chỉ định lấy cao răng

Cao vôi răng không phải là một dịch vụ mà ai cũng có thể thực hiện được. Để biết được có đủ điều kiện hay không, bạn có thể tham khảo bên dưới đây.

Đối tượng nên lấy cao răng thường xuyên

  • Khách hàng cần vệ sinh răng miệng trước khi tiến hành phẫu thuật và xạ trị.
  • Người bị viêm nha chu nên cạo vôi răng và làm sạch bề mặt chân răng để hỗ trợ cho việc điều trị nướu bị viêm.
  • Răng có nhiều mảng bám, cao răng hình thành, số lượng ngày càng nhiều thường bám ở phần nướu.
  • Đến thời gian cạo vôi răng định kỳ mà bác sĩ lên phác đồ.
Đối tượng nên lấy cao răng thường xuyên
Đối tượng nên lấy cao răng thường xuyên

Đối tượng chống chỉ định lấy cao răng

  • Nếu có biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường, bạn không nên tiến hành cạo vôi răng.
  • Bạn đang gặp phải tình trạng viêm nướu, viêm nha chu cấp tính, nướu bị lở loét ở mức độ nặng, hoại tử cấp tính.
  • Bạn không chịu được độ rung và tình trạng đau nhức, ê buốt sau khi lấy cao răng do bị viêm tủy cấp tính.
  • Khi gặp các bệnh lý liên quan tới thần kinh, co giật, không làm chủ được hành vi, bạn không nên sử dụng dịch vụ cạo vôi răng.
  • Một vài trường hợp như sốt xuất huyết, các bệnh truyền nhiễm lây qua đường nước bọt, suy giảm miễn dịch, rối loạn đông máu sẽ được chống chỉ định sử dụng dịch vụ này.

Thời điểm nào nên cạo vôi răng?

Việc cạo vôi răng cần được thực hiện đúng thời điểm, nếu lạm dụng quá mức có thể phản tác dụng và gây tổn thương nghiêm trọng đến răng và các tổ chức xung quanh. Chính vì vậy, tùy vào sức khỏe răng miệng và độ dày của vôi răng, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với bạn:

  • Đối với những người ít cao răng, tình trạng sức khỏe răng miệng ổn định thường lấy cao răng khoảng 6 tháng/lần.
  • Nếu bạn có thói quen hút thuốc uống cà phê trà thường sẽ có mảng bám nhiều, cần cạo vôi răng 3 – 4 tháng/lần.
  • Đối với trẻ nhỏ dưới 10 tuổi cần được thăm khám kỹ càng trước khi thực hiện. Quá trình cạo phải thật nhẹ nhàng để không làm tổn hại tới răng.
  • Với các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, phụ nữ tới kỳ kinh nguyệt hay trẻ em dưới 6 tuổi không nên thực hiện phương pháp này.

Nguyên nhân cần cạo vôi răng?

Nếu cao răng không được loại bỏ sớm có thể dẫn tới tình trạng chảy máu chân răng, miệng có mùi hôi. Dưới đây là những nguyên nhân mà bạn cần thực hiện cạo vôi răng:

  • Cao răng sẽ gây mất thẩm mỹ cho toàn hàm khi có màu vàng nhạt, lệch màu so với răng thật cùng với việc lợi viêm đỏ.
  • Thức ăn còn sót trong miệng sẽ bị vi khuẩn và cao răng phân hủy cùng với đó là tình trạng viêm, chảy máu gây hôi miệng, việc giao tiếp trở nên khó khăn hơn.
  • Cao răng là nơi có chứa lượng vi khuẩn cao, khiến đường trong thức ăn lên men tạo acid ăn mòn men và ngà răng gây sâu răng.
  • Nếu ở mức độ nhẹ, bạn sẽ gặp tình trạng lợi sưng đỏ, chảy máu, phù nề,… do vi khuẩn ở các mảng bám kích thích và tàn phá tổ chức quanh răng.
  • Nếu không gặp tình trạng viêm lợi và không điều trị sớm, cao răng sẽ hình thành nhiều hơn cả trên lợi, dưới lợi và tồn tại dai dẳng dẫn đến tụt lợi, lợi có mủ, răng lung lay hay thậm chí là mất răng hoàn toàn.
  • Cao răng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh viêm kẽ chân răng, viêm tủy ngược dòng, các bệnh ở niêm mạc miệng: lở miệng, viêm niêm mạc miệng,…
  • Lợi sẽ có thể bị viêm bất cứ lúc nào do các vi khuẩn có hại trên cao răng gây ra. Đây là điều kiện thuận lợi cho những bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, hô hấp, tiểu đường,…càng trở nặng và khó điều trị hơn.
Cao răng sẽ gây mất thẩm mỹ cho toàn hàm khi có màu vàng nhạt
Cao răng sẽ gây mất thẩm mỹ cho toàn hàm khi có màu vàng nhạt

Cách phòng ngừa cao răng hiệu quả mà bạn nên biết

  • Bạn cần thực hiện đánh răng đúng cách, dùng bàn chải lông mềm, lực chải vừa đủ, không đánh quá mạnh và quá nhẹ, đặt bàn chải xoay tròn hoặc dọc.
  • Thực hiện đánh răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Nhằm giúp răng phục hồi những hư tổn ở men và tránh tình trạng hình thành vôi răng, bạn nên sử dụng các loại kem đánh răng chứa Fluoride.
  • Kết hợp việc đánh răng với sử dụng các loại nước súc miệng, nước muối sinh lý, chỉ nha khoa, tăm nước để làm sạch khoang miệng và diệt được các vi khuẩn gây bệnh.
  • Hạn chế ăn các thức ăn có chứa nhiều đường như bánh kẹo socola, trà sữa, các đồ uống có cồn hay có ga, chứa nhiều axit làm xỉn màu răng như cà phê trà bia rượu.
  • Trong chế độ ăn uống hàng ngày cần bổ sung thêm các loại rau củ quả trái cây chứa nhiều vitamin, chất xơ để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Thăm khám định kỳ khoảng 6 tháng/lần.
Bạn cần thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách
Bạn cần thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách

Quy trình cạo vôi răng chuẩn nha khoa

Dưới đây là quy trình chi tiết của các bước trong quá trình thăm khám và điều trị tại nha khoa:

Bước 1: Thăm khám tổng quát

Khi đến với các địa chỉ y tế, phòng khám nha khoa để cạo vôi răng, đầu tiên bạn sẽ được thăm khám kỹ càng để bác sĩ có thể nắm được tình trạng sức khỏe răng miệng của khách hàng.

Bước 2: Vệ sinh khoang miệng

Trước khi thực hiện cạo bôi răng, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ khoang miệng bằng các dịch sát khuẩn chuyên dụng. Đây là bước cần thiết và bắt buộc để đảm bảo khoang miệng vô khuẩn, tránh tình trạng viêm nhiễm và gặp phải các biến chứng không mong muốn sau quá trình cạo vôi răng.

Bước 3: Cạo vôi răng

Đầu tiên bác sĩ sẽ làm sạch các mảng bám ở quanh thân răng và cổ. Do đây là những mảng bám cứng đầu nhất, thường nằm ở sâu bên trong nướu và bạn không thể quan sát chúng bằng mắt thường.

Hiện nay đã có rất nhiều trung tâm áp dụng các phương pháp điều trị hiện đại bằng công nghệ siêu âm, đảm bảo sẽ không gây đau đớn với chuyển động rung của các bước sóng lên toàn bộ bề mặt có mảng bám thức ăn. Lúc này, vôi răng và các vi khuẩn sẽ được loại bỏ khỏi nướu và răng một cách an toàn và nhanh chóng dù chúng ở bất kỳ vị trí nào.

Cạo vôi răng sẽ làm sạch các mảng bám ở quanh thân răng
Cạo vôi răng sẽ làm sạch các mảng bám ở quanh thân răng

Bước 4: Đánh bóng răng

Sau khi đã cạo vôi răng thường sẽ có những vụn li ti còn sót lại, Bác sĩ sẽ loại bỏ hết chúng và tiến hành đánh bóng bề mặt răng với chổi và thuốc đánh bóng chuyên dụng. Thao tác này sẽ giúp bề mặt răng trắng sáng, nhẵn mịn, đảm bảo độ thẩm mỹ hơn. Đặc biệt là sẽ tránh được sự tích tụ của các mảng bám cặn thức ăn và vi khuẩn trên răng.

Sau đó, bác sĩ tư vấn cách biện pháp phòng ngừa và chăm sóc đúng cách. Giúp cho răng miệng luôn khỏe mạnh và bạn có thể tự tin hơn khi giao tiếp.

Bước 5: Thăm khám định kỳ

Sau khi hoàn thành quá trình vệ sinh và điều trị cơ bản, bác sĩ nha khoa sẽ lên kế hoạch cho các lần khám định kỳ tiếp theo dựa trên tình trạng sức khỏe răng miệng. Việc thăm khám định kỳ là vô cùng quan trọng, giúp bác sĩ có thể kiểm tra được tình trạng răng miệng của bạn và có các biện pháp xử lý kịp thời.

Bài viết này đã tổng hợp được hết các thông tin liên quan tới dịch vụ cạo vôi răng và quy trình thực hiện. Hơn hết, bạn vẫn nên thực hiện cả vôi răng định kỳ theo tư vấn của bác sĩ để tránh gặp phải các biến chứng không mong muốn của bệnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Trám Răng Là Gì? Quy Trình Và Thông Tin Quan Trọng Cần Chú Ý
Điều Trị Tủy Răng Là Gì? Đối Tượng Và Quy Trình Thực Hiện
Nhổ Răng Khôn Khi Nào? Những Thông Tin Không Nên Bỏ Qua

Hệ thống cơ sở Dental Academy

Hà nội

Nha khoa Quốc Tế ViDental - Đống Đa, Hà Nội: Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

TP. Hồ CHÍ MINH

359C - 359D Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B – TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Messenger zalo