Người Đang Niềng Răng Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì?
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi
Bác sĩ Nội trú – Phạm Thùy Anh
Giám đốc Trung tâm Niềng răng thẩm mỹ quốc tế
Chế độ ăn uống đối với người niềng răng rất quan trọng. Bởi khi mắc cài được gắn lên răng, việc ăn uống của bạn sẽ trở nên bất tiện hơn. Nếu sử dụng thức ăn quá dai, quá cứng, mắc cài kim loại có thể bị bung ruột, trong khi đó mắc cài sứ có thể bị nứt, vỡ. Vì vậy bạn cần nắm rõ thực đơn dinh dưỡng cho những người niềng răng để giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.
Niềng răng nên ăn gì?
Trong quá trình niềng răng, việc xây dựng chế độ ăn uống đúng cách là điều rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng bị dắt thức ăn vào mắc cài, bung tuột mắc cài hoặc ố màu thun buộc. Chưa kể, thời gian đầu sau khi niềng bạn sẽ cảm thấy răng vô cùng ê buốt và đau nhức. Các khí cụ dễ gây chảy máu vùng má, nướu khiến cho hoạt động ăn nhai bị hạn chế.
Vì vậy việc nắm rõ vấn đề niềng răng nên ăn gì sẽ giúp bạn xây dựng được một chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp bạn bổ sung được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tránh bị sụt cân quá mức. Dưới đây là những loại thực phẩm mà bạn nên sử dụng trong thời gian đeo niềng răng.
Thực phẩm mềm, xốp
Nhóm thực phẩm này bao gồm các loại ngũ cốc, bánh mì, đậu hũ, bánh xốp,… Chúng không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn rất dễ sử dụng, không làm ảnh hưởng đến mắc cài. Bên cạnh đó các loại thực phẩm này còn giúp bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng, giúp răng cảm giác ngon miệng và không gây ra cảm giác đau nhức khó chịu khi ăn.
Các món từ trứng
Một số món ăn từ trứng như trứng luộc, trứng bác, bánh bông lan, bánh flan làm từ trứng đều rất mềm, dễ nuốt nên thích hợp sử dụng cho những người mới đeo niềng. Đặc biệt những món ăn này đều rất giàu canxi và vitamin D nên có tác dụng giúp xương răng luôn khỏe mạnh. Vì vậy bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm này vào thực đơn dinh dưỡng của mình.
Sữa và chế phẩm từ sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa như phomai, sữa chua, yakult,… đều là những loại thực phẩm người mới niềng răng nên sử dụng. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu canxi nên rất tốt cho răng. Ngoài ra chúng còn giúp bổ sung nguồn năng lượng giúp bạn không bị sụt cân trong quá trình đeo niềng.
Niềng răng nên ăn canh, súp
Nếu bạn đang thắc mắc niềng răng nên ăn gì thì chắc chắn không được bỏ qua các món canh hoặc súp. Những thực phẩm này rất dễ ăn, dễ nuốt, không gây ảnh hưởng đến răng hay mắc cài. Ngoài ra các món canh rau, súp còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Một số món ăn bạn có thể tham khảo như: Canh rau đay mùng tơi, canh cua, canh mướp, súp bí đỏ, súp nấm, súp gà,…
Rau củ chín mềm
Rau củ luộc cũng là những thực phẩm người niềng răng nên sử dụng. Các loại củ luộc mềm rất dễ ăn, không bị dính vào mắc cài. Bên cạnh đó nhóm thực phẩm này cũng giúp bổ sung rất nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể, giúp các vết thương tại răng miệng nhanh được chữa lành. Một số loại rau củ luộc bạn có thể sử dụng như: Su su luộc, khoai lang luộc, bí luộc, khoai tây nghiền, củ cải luộc, cà rốt luộc,…
Niềng răng nên ăn cháo
Thời gian đầu sau khi mới đeo niềng, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên sử dụng cháo để không làm ảnh hưởng đến mắc cài. Ngoài ra sau mỗi lần siết răng bạn đều phải sử dụng cháo bởi răng lúc này rất đau và nhức, khó có thể ăn nhai như bình thường. Vì vậy để đảm bảo không bị thiếu hụt dinh dưỡng, bạn có thể sử dụng một số món cháo như: Cháo thịt băm, cháo bí đỏ, cháo đậu xanh, cháo tôm,…
Các loại hải sản
Hải sản như cá, tôm, cua,… rất giàu canxi, kali, magie, photpho giúp răng thêm chắc khỏe hơn. Vì vậy những loại thực phẩm này rất thích hợp dùng cho những người đang niềng răng và điều trị các vấn đề về răng miệng. Tuy nhiên bạn nên chế biến hải sản thành những món ăn mềm, dễ sử dụng, tránh dùng các món chiên rán sẽ khiến răng khó nhai nuốt.
Niềng răng không nên ăn gì?
Bên cạnh thắc mắc niềng răng nên ăn gì thì niềng răng không nên ăn gì cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp có thể khiến tình trạng răng miệng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí còn gây bung tuột mắc cài liên tục. Điều này sẽ làm gián đoạn quá trình niềng răng khiến hiệu quả đạt được không được như mong đợi.
Dưới đây là những loại thực phẩm bạn không nên hoặc nên hạn chế sử dụng trong quá trình niềng răng:
Thực phẩm quá dai
Những loại thực phẩm quá dai cần dùng lực tác động của răng để nghiền xé như thịt gà, thịt bò, bò khô, mực khô, kẹo dừa, kẹo dẻo,… đều không phù hợp với những người đang niềng răng. Nếu sử dụng, những thực phẩm này có thể bám dính vào mắc cài rất khó vệ sinh, chưa kể chúng còn dễ làm bung tuột mắc cài nếu như bạn sử dụng răng cửa để cắn. Do đó dù mới đeo niềng hay đã đeo được một thời gian bạn cũng không nên dùng các món ăn kể trên, nếu có thì cần dùng kéo cắt thành từng miếng nhỏ để không làm ảnh hưởng đến mắc cài.
Niềng răng không nên ăn thực phẩm quá cứng, giòn
Bạn cần tránh sử dụng những loại thực phẩm quá cứng hoặc quá giòn như bánh quy, kẹo, bim bim, gà rán, thịt quay, mía, khoai tây chiên,… Bởi những thực phẩm này khi nhai cần một lực lớn của răng mới có thể nghiền nhỏ được. Điều này rất dễ làm bung tuột hoặc vỡ mắc cài. Chưa kể vụn của chúng rất khó vệ sinh, dễ bám sâu vào trong mắc cài gây ra các vấn đề về nha chu.
Tránh sử dụng những loại đồ ăn quá nóng, quá lạnh
Thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng có thể khiến cho răng bị ê buốt, đau nhức. Bởi trong quá trình niềng răng, lực kéo của dây cung và mắc cài khiến cho chân răng bị yếu, không khỏe như trước. Vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng những món ăn như: Lẩu, canh nóng, kem, đá bào và các loại đồ uống lạnh khác.
Thực phẩm có chứa nhiều đường hoặc nhiều axit
Người đang niềng răng nên hạn chế dùng các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo ngọt,… bởi nó có thể làm tăng nguy cơ gây sâu răng, hỏng men răng hoặc các bệnh lý nha chu khác. Trong khi đó những thực phẩm có chứa nhiều axit như trà, cà phê, chanh, quất, coca,… sẽ khiến cho mắc cài bị oxy hóa dẫn đến hư hỏng. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng mà còn khiến mắc cài dễ cắm sâu xuống làm tổn thương tới các mô mềm trong miệng.
Rượu bia, cà phê và một số chất gây hại tới men răng
Những người trong thời gian niềng răng, nhất là nam giới không nên dùng rượu, bia, cà phê, thuốc lá và những chất kích thích khác. Vì chúng sẽ làm cho vàng bị ố răng, đồng thời khiến răng nhạy cảm hơn, lâu ngày dẫn đến hỏng men răng. Sau khi niềng xong sẽ có nguy cơ dễ bị rụng răng vĩnh viễn.
Thực đơn dinh dưỡng 7 ngày cho người mới niềng răng
Đối với những người mới niềng răng, 1 tuần đầu chính là khoảng thời gian bạn cần chú ý đến việc ăn uống bởi lúc này bạn ăn gì cũng không thấy ngon miệng. Để giúp làm giảm bớt những cơn đau buốt răng và giúp bạn không bị thiếu hụt dinh dưỡng, dưới đây là thực đơn 7 ngày dành cho người mới niềng răng bạn có thể tham khảo:
Ngày thứ 1: Súp/cháo, sữa chua, hoa quả
Những ngày đầu tiên bạn nên sử dụng các loại thực phẩm mềm dễ nuốt để tránh gây cảm giác khó chịu, đau nhức khi ăn nhai. Vì vậy những món ăn như súp, cháo sẽ phù hợp với bạn nhất. Ngoài ra bạn nên sử dụng thêm sữa chua và hoa quả để bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Ngày thứ 2: Phở bò hầm, thạch rau câu
Phở bò cũng là một món ăn phù hợp với những người niềng răng. Thịt bò được dùng trong nấu phở là loại thịt được thái mỏng, mềm và dễ nuốt. Chúng rất giàu dinh dưỡng và cực kỳ thơm ngon. Do đó bạn có thể thêm món ăn này vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình. Tuy nhiên để tránh thịt dắt vào mắc cài bạn có thể cắt nhỏ trước khi ăn.
Thực đơn ngày 3: Cháo bí đỏ thịt bằm, bánh flan
Cháo bí đỏ thịt bằm là một món ăn rất phù hợp với những người niềng răng. Bí đỏ và thịt bằm là thực phẩm giàu dinh dưỡng, thơm ngon và dễ nuốt nên bạn có thể sử dụng cả ngày mà không bị ngán. Ngoài ra tráng miệng với bánh flan béo ngậy cũng sẽ giúp bạn có được một bữa ăn giàu dinh dưỡng.
Thực đơn ngày 4: Cơm nấu mềm, thịt kho tàu, canh rau mồng tơi thịt bằm
Tới ngày thứ 3 bạn hoàn toàn có thể sử dụng cơm nếu đã quá chán các món cháo hoặc súp. Thịt kho tàu và canh rau mồng tơi là những món ăn mềm, dễ nuốt và vô cùng thơm ngon, rất thích hợp với những người mới niềng răng. Sử dụng những món ăn này sẽ giúp bạn bổ sung thêm đầy đủ dinh dưỡng để không bị giảm cân, hóp má khi niềng.
Thực đơn ngày 5: Cơm nấm mềm, canh đậu phụ trứng cà chua, tôm chấy
Canh đậu phụ là phương án tốt nhất cho những người bị đau răng hoặc mới niềng răng. Hương vị thơm ngon của món canh đậu phụ trứng cà chua sẽ giúp bạn ăn cơm thấy ngon miệng hơn. Bên cạnh đó món tôm chấy cũng sẽ giúp bạn hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng từ tôm mà không bị đau răng như khi ăn tôm rang hoặc tôm luộc.
Thực đơn ngày 6: Bún mọc và chè sương sáo
Ngày thứ 6 sau khi niềng răng bạn có thể sử dụng bún mọc và chè sương sáo để thay đổi khẩu vị. Đây là những món ăn thanh mát, dễ ăn, dễ nuốt, không bị dắt vào mắc cài nên rất thích hợp với những người mới niềng răng. Vì vậy bạn có thể sử dụng bún mọc vào bữa chính và tráng miệng với chè sương sáo cũng sẽ giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe.
Thực đơn ngày 7: Cơm nấu mềm, canh xương hầm rau củ, trứng đúc thịt
Ngày thứ 7 khi niềng răng bạn có thể ăn cơm và sử dụng những món canh rau củ. Những món ăn này đều có hương vị thơm ngon, giúp bạn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Đảm bảo sẽ rất tốn cơm và giúp kích thích vị giác.
Một số câu hỏi liên quan
Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến việc niềng răng mà bạn cần nắm rõ:
Mới niềng răng nên ăn gì?
Những ngày đầu mới đeo niềng, răng của bạn sẽ cảm thấy đau nhức và ê buốt. Vì vậy bạn nên sử dụng những loại thực phẩm mềm như cháo, súp, óc heo, sinh tố,… không nên ăn cơm hay bất cứ loại thực phẩm nào quá dai, quá cứng trong giai đoạn này.
Niềng răng có uống được nước có gas không?
Trong thời gian niềng răng nếu bạn uống nước có gas thường xuyên có thể khiến răng lợi của bạn bị tổn thương. Bên cạnh đó nó còn khiến cho mắc cài kim loại dễ bị oxy hóa, dẫn đến hư hỏng.
Niềng răng có nên ăn kem hay không?
Khi niềng răng nếu bạn sử dụng những loại thực phẩm quá lạnh sẽ khiến răng bị ê buốt. Tuy nhiên nếu bạn muốn ăn có thể dùng kem ly thay vì kem que cũng sẽ không có vấn đề gì.
Niềng răng ăn mì được không?
Mì là loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, không bám dính vào răng và không cần lực nhai quá nhiều. Vì vậy những người niềng răng hoàn toàn có thể sử dụng được loại thực phẩm này. Tuy nhiên do mì không có nhiều chất dinh dưỡng, đồng thời lại có chứa chất béo và muối nên bạn không nên ăn quá nhiều để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Niềng răng khoảng mấy ngày thì được ăn cơm?
Sau khoảng 1 tuần đeo khí cụ là bạn có thể sử dụng được cơm và các loại thức ăn mềm. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người, có người chỉ cần 2-3 ngày là có thể ăn được cơm, cũng có người sau 7 ngày vẫn bị đau nhức và không thể ăn cơm được. Vì vậy bất cứ khi nào bạn không cảm thấy đau nhức răng thì đều có thể sử dụng được cơm.
Những lưu ý quan trọng khác trong quá trình niềng răng
Khi niềng năng ngoài việc chú ý tới chế độ ăn uống bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên ăn chậm, nhai kỹ và cắt nhỏ thức ăn để dễ nhai nuốt hơn, tránh làm ảnh hưởng tới răng và mắc cài.
- Không dùng răng để cắn các vật dụng khác như nắp chai, nắp non, cắn bút, cắn móng tay,…
- Nên duy trì thói quen chăm sóc răng miệng khi niềng răng như đánh răng mỗi ngày 3 lần, nên đánh răng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ thức ăn dính ở kẽ răng và mắc cài.
- Kết hợp dùng thêm bàn chải kẽ, tăm nước và chỉ nha khoa để giúp làm sạch răng một cách tối ưu.
- Tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn với bác sĩ để bác sĩ điều chỉnh lại lực kéo của mắc cài, giúp quá trình dịch chuyên răng diễn ra hiệu quả theo đúng phác đồ.
- Tuyệt đối không được tự ý kéo, bẻ cong khung niềng vì điều này có thể gây tổn thương cho răng. Nếu cảm thấy mắc cài có vấn đề thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều chỉnh lại.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc niềng răng nên ăn gì và không nên ăn gì. Mong rằng thông qua những chia sẻ này bạn đọc có thể xây dựng cho mình được thực đơn dinh dưỡng phong phú, đa dạng, không làm ảnh hưởng đến quá trình đeo niềng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!