Niềng Răng Là Gì? Những Kiến Thức Chi Tiết Nhất
Niềng răng là giải pháp tối ưu khắc phục hoàn toàn hô, móm, răng thưa, mọc lệch, khấp khểnh. Vậy nguyên lý hoạt động của phương pháp này như thế nào và có những ưu, nhược điểm ra sao? Để có câu trả lời, hãy cùng tham khảo trong bài viết bên dưới đây.
Niềng răng là gì? Nguyên lý hoạt động ra sao?
Niềng răng là phương pháp khắc phục hiệu quả tình trạng răng thưa, hô, móm, lệch lạc, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí bằng cách sử dụng các khí cụ niềng chuyên dụng. Sau quá trình niềng, khách hàng sẽ có một hàm răng đều đặn, đúng khớp cắn và đặc biệt là tự tin hơn khi giao tiếp.
Theo số liệu thống kê, thời gian niềng răng trung bình của một khách hàng có thể kéo dài trong khoảng 1-3 năm. Thời gian này sẽ không cố định, có thể kéo dài hay rút ngắn tùy theo cơ địa, mức độ lệch lạc của răng và phác đồ chỉnh nha mà bạn và bác sĩ đã lựa chọn.
Nguyên lý hoạt động của niềng răng?
Nguyên lý hoạt động của niềng răng dựa trên sự dịch chuyển của dây cung, với công dụng tạo lực siết và đưa răng về đúng khớp cắn. Sau khi được các sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị, đội ngũ nha sĩ có thể điều hướng sự dịch chuyển của răng thông qua lực siết, neo cố định hoặc các minivis… Để răng về đúng khớp cắn cần tốn thời gian khá dài. Sau khi gắn niềng, khoảng 4 – 6 tuần, bạn cần tái khám để bác sĩ điều chỉnh lại khí cụ, kiểm tra tình trạng răng. Hiện nay, các loại niềng răng đều rất chắc chắn, hiệu quả cao nên có thể hỗ trợ được ngay cả khi răng sai lệch nặng.
Độ tuổi niềng răng?
Đối với trẻ nhỏ, độ tuổi thích hợp để niềng răng là 6 – 12 tuổi khi trẻ ở trong độ tuổi thay răng. Hàm của trẻ trong độ tuổi này đang phát triển cùng với sự thay răng nên việc điều chỉnh khớp cắn sai lệch về đúng vị trí hay sắp xếp răng thẳng đều sẽ dễ dàng. Hiệu quả đạt được như mong đợi và dễ dàng điều chỉnh khi thực hiện niềng răng trong khi trưởng thành.
Đối với người trưởng thành, việc niềng răng nên được thực hiện càng sớm càng tốt để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Khi có một hàm răng đều đặn, bạn sẽ tự tin trong khi giao tiếp hơn và đặc biệt là bảo vệ răng chắc khỏe.
Niềng răng dành cho những đối tượng nào?
Tất cả đối tượng khách hàng có tình trạng răng sai lệch, răng móm, khấp khểnh ở cả người lớn và trẻ em khi đạt được những yêu cầu nhất định đều có thể niềng răng.
- Răng bị hô, chìa ra ngoài, khớp cắn sâu: Đây là tình trạng răng chìa ra ngoài nhiều hơn so với tiêu chuẩn. Gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng nhất nhiều dế việc ăn nhai hằng ngày bởi các hai hàm không khớp với nhau. Đối với trường hợp nặng, người bệnh sẽ không thể khép được môi.
- Răng bị móm, khớp cắn ngược: Hiện tượng răng dưới phát triển hơn hàm trên, nhô ra gây mất thẩm mỹ toàn hàm. Cũng tương tự như răng hô, răng móm sẽ gây ảnh hưởng tới việc ăn nhai hằng ngày.
- Răng mọc lệch lạc, lộn xộn, chen chúc: Răng không mọc đúng theo hàng, mọc lệch và lộn xộn. Không những gây mất thẩm mỹ, bạn có thể thường xuyên mắc các bệnh lý về răng miệng. Khi ăn uống, thức ăn dễ mắc vào kẽ răng và khó có thể làm sạch hoàn toàn.
- Răng mọc hở, thưa: Tình trạng này là các răng cách nhau một khoảng cách khá xa. Dù không mắc phải các bệnh lý răng miệng nhưng bạn khi nói chuyện, cười nói sẽ không được tự tin.
Hiện nay, đã có rất nhiều phương pháp niềng răng được cho ra mắt giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Mỗi tình trạng răng hay nhu cầu của khách hàng sẽ phù hợp với từng phương pháp khác nhau.
Ưu, nhược điểm của các phương pháp niềng răng
Với mỗi phương pháp niềng răng sẽ đều có những ưu, nhược điểm riêng, cùng tìm hiểu ngay bên dưới đây.
Dịch vụ | Đặc điểm | Ưu điểm | Nhược điểm |
Niềng răng mắc cài kim loại |
|
|
|
Niềng răng mắc cài sứ |
|
|
|
Niềng răng mắc cài mặt trong |
|
|
|
Niềng răng trong suốt Invisalign |
|
|
|
Niềng răng không mắc cài Clear Aligner |
|
|
|
Quy trình niềng răng chuẩn Y khoa tại
Kết quả niềng phụ thuốc rất lớn vào quá trình thực hiện của bác sĩ. Sau đây các bước niềng răng mà bạn cần nắm để có thể chuẩn bị tâm lý tốt hơn:
Bước 1: Thăm khám và chụp X-quang
Trước khi tiến hành niềng răng, khách hàng sẽ được thăm khám tổng quát và chụp X-quang để kết luận được tình trạng răng của bạn đang bị hô, vẩu, móm, thưa, răng khấp khểnh hay khớp cắn sai lệch. Ngoài ra, nếu có các bệnh lý răng miệng khác, bạn sẽ cần điều trị triệt để trước khi tiến hành niềng răng.
Bước 2: Tư vấn phác đồ điều trị phù hợp và lấy dấu răng
Qua kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng các phương pháp niềng răng phù hợp với tình trạng cũng như độ tuổi của khác. Tiếp đến, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp, tư vấn cho khách hàng và tiến hành lấy dấu răng để thiết kế mắc cài hoặc khay niềng. Với trường hợp khung hàm của khách hàng bé, có thể bạn sẽ cần đeo nong hàm hoặc khí cụ để nới rộng để chuẩn bị cho bước tách kẽ, gắn khâu.
Bước 3: Tiến hành gắn mắc cài
Đây là giai đoạn quan trọng nhất là gắn khí cụ niềng. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ gây tê để giảm đau cho khách hàng trong quá trình thực hiện. Thông thường, bác sĩ sẽ mất khoảng khoảng 1 giờ, để gắn mắc cài và đảm bảo độ chắc chắn, hạn chế tình trạng rơi mắc cài khi hoạt động mạnh.
Bước 4: Tái khám định kỳ
Sau khi kết thúc quá trình niềng tại trung tâm, khách hàng cần thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ trong phác đồ điều trị để được kiểm tra quá trình răng dịch chuyển và điều chỉnh nếu có sai sót.
Với trường hợp khách hàng lựa chọn dịch vụ niềng răng mắc cài cần đến nha khoa 1 tháng 1 lần để điều chỉnh dây cung. Còn với niềng răng trong suốt Invisalign, khách hàng chỉ cần thay khay tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ và trung bình 1-2 tháng mới đến nha khoa thăm khám 1 lần.
Bước 5: Tháo mắc cài và đeo hàm duy trì
Sau khi kết thúc quá trình niềng, khách hàng cần đeo hàm duy trì khi quá trình niềng răng đạt hiệu quả chỉnh nha hoàn hảo. Tránh tình trạng răng chạy lại về vị trí ban đầu và tốn thêm một khoản chi phí nữa để điều trị.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về dịch vụ niềng răng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!